Tổng quan quy trình thi công nhà phố có tầng hầm Nhìn chung, quy trình thi công nhà phố có tầng hầm sẽ chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Chống sạt lở: Công tác chống sạt lở cần được thực hiện cho khu vực xung quanh nhà phố, giúp ngôi nhà thêm vững chãi và chắc chắn hơn.Gia cố nền móng: Những ngôi nhà xây trên nền đất yếu sẽ phải được gia cố nền móng. Để thực hiện công đoạn này, đội ngũ thi công sẽ ép và khoan cọc, giúp tăng độ vững chãi cho nền móng.Đào đất làm tầng hầm: Trước khi thi công tầng hầm, nhà thầu sẽ đo đạc, tính toán kích thước cụ thể. Tiếp đó, đơn vị thầu sẽ đào lượng đất tương ứng với kích thước xây dựng tầng hầm và chuyển lượng đất ra khỏi công trình.Giai đoạn đào đất làm tầng hầm cho nhà phố Giai đoạn 2:
Thi công móng và sàn hầm: Trước hết cần xây bê tông lót nền và lót móng, sau đó dựng cốp pha. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến độ bền và sự an toàn của công trình. Nếu thi công hầm nhà cao tầng thì càng phải được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ hơn nữa.Thi công vách tầng hầm: Khi xây vách hầm nên kết hợp chống thấm và chống sạt lở cho tầng hầm, tránh việc phải tốn nhiều thời gian, chi phí sửa chữa hoặc bảo trì tầng hầm.Đậy nắp hầm và thi công phần thô: Tháo hệ giằng cừ sau khi xây xong tầng hầm và đóng nắp hầm. Tiếp đó thi công phần bê tông tầng trệt của ngôi nhà.Sử dụng biện pháp chống thấm cho tầng hầm nhà phố Các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố hiệu quả Có nhiều biện pháp thi công tầng hầm nhà phố khác nhau. Tuy nhiên nếu không phải dân trong nghề thì việc lựa chọn phương án thi công phù hợp là vô cùng khó khăn.
Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số biện pháp thi công tầng hầm nhà phố phổ biến nhất và ưu nhược điểm của từng biện pháp để bạn tham khảo:
Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố bằng cọc khoan nhồi Đây là phương pháp được áp dụng bởi nhiều nhà thầu xây dựng nhờ sự tiện lợi và những ưu điểm mà nó mang lại.
Ưu điểm của phương án dùng cọc khoan nhồi
Áp dụng được cho mọi loại đất xây dựng Có thể áp dụng khi thi công tầng hầm sâu An toàn đối với mọi diện tích công trình. Nhược điểm của biện pháp thi công nhà phố có tầng hầm này
Tốn nhiều thời gian và chi phí hơn các biện pháp thi công khác Trong quá trình thi công tạo ra khu vực lầy lội, gây nhiều khó khăn khi di chuyển Mất nhiều thời gian dọn dẹp sau thi công. Cọc khoan nhồi là một trong những biện pháp thi công tầng hầm nhà được sử dụng phổ biến Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố gia cố ép U thép 250 – 300mm Đây là biện pháp thi công vô cùng quen thuộc hiện nay với những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm gia cố ép bằng phương pháp U thép 250 – 300mm
Tận dụng được các U thép sau khi đã hoàn tất việc đổ bê tông lấp Giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công Các dụng cụ, trang thiết bị thi công bằng phương pháp ép U thép khá đơn giản, dễ tìm Áp dụng được cho các công trình xây dựng trên những khu đất bùn Nhược điểm gia cố ép bằng phương pháp U thép 250 – 300mm
Không phù hợp khi thi công nhà phố có tầng hầm trên nền đá ong cứng Gia cố bằng phương pháp ép U thép 250 – 300mm Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố bằng gia cố bằng ép I thép 100 – 150mm Một số ưu và nhược điểm của phương pháp này cụ thể như sau:
Ưu điểm của biện pháp gia cố bằng ép I thép 100 – 150mm
Tiết kiệm thời gian và chi phí thi công Áp dụng được cho cả những nền đất có độ cứng cao Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ thi công khá đơn giản Nhược điểm biện pháp thi công tầng hầm nhà phố này
Không cho phép tận dụng lại thép Không phù hợp với những căn nhà xây trên nền đất yếu Gia cố bằng phương pháp ép I thép 100 – 150mm Biện pháp đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố theo kiểu đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên đã được sáng tạo ra từ lâu đời. Thợ thi công sẽ đào hố bằng phương pháp cơ giới hoặc thủ công tùy vào độ sâu hố đào, khối lượng đất cần đào, tình hình địa chất thủy văn, các trang thiết bị máy móc và nguồn nhân lực của nhà thầu… Sau khi đào đất xong, đơn vị thi công sẽ xây nhà từ dưới lên.
Ưu điểm của phương pháp thi công tầng hầm nhà phố này
Phương án thi công này áp dụng được khi hố đào có chiều sâu không quá lớn Phù hợp với đất có góc ma sát trong lớn và diện tích thi công rộng rãi Thi công đơn giản, độ chính xác cao Kết cấu và kiến trúc khá đơn giản Cho phép lắp đặt mạng lưới kỹ thuật và xử lý chống thấm dễ dàng Nhược điểm của phương pháp thi công tầng hầm nhà phố này
Có thể khiến hố đào mất ổn định dẫn đến tình trạng sụt lún xung quanh hố đào Nếu bề mặt đất yếu thì việc thi công trở nên khó khăn Chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết Có thể gây lún nứt cho những công trình xung quanh Để khắc phục nhược điểm của biện pháp thi công này, người ta thường gia cố tường đất bằng cừ tràm, các cọc thép hoặc cọc bê tông đóng thưa và phun vữa bê tông giữa hai cọc hoặc ghép ván để giữ đất. Sau đó tạo thành vách bằng khoan cọc nhồi giúp ổn định lại thành hố đào.
Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên Biện pháp thi công tầng hầm nhà bằng giải pháp làm tường chắn đất Thi công nhà phố có tầng hầm bằng cừ Larsen cũng được nhiều nhà thầu lựa chọn. Để tiến hành biện pháp này, người ta sẽ xây tường bao quanh tầng hầm trước tiên, sau đó mới tiến hành đào đất trong lòng tầng hầm. Nếu công trình sử dụng móng cọc khoan nhồi thì nhà thầu sẽ thi công cọc khoan nhồi cùng lúc với công đoạn thi công tường bao.
Trong quá trình thi công, người ta sẽ chống đỡ thành hố đào bằng nhiều biện pháp như tường cừ barrette, tường cừ cọc xi măng đất, tường cừ thép… Tường cừ cần đáp ứng tiêu chuẩn về độ ổn định và cường độ dưới ảnh hưởng của các loại tải trọng và áp lực đất.
Thi công tầng hầm nhà phố bằng cừ Larsen Biện pháp thi công tầng hầm Top Down Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố Top Down giúp rút ngắn thời gian xây dựng. Cụ thể với phương án thi công này, nhà thầu sẽ thi công công trình từ tầng trệt trở lên. Một khi bê tông tầng trệt đã đáp ứng đủ cường độ sẽ tiến hành thi công từ tầng trệt xuống tầng hầm.
Ưu điểm của biện pháp thi công tầng hầm nhà phố Top Down
Giúp tiết kiệm thời gian thi công Tiết kiệm chi phí dựng cốp pha sàn và hệ thống chống Nhược điểm của biện pháp thi công tầng hầm nhà phố Top Down
Quy trình thi công nhà phố có tầng hầm bằng công nghệ Top Down khá phức tạp Công đoạn đào đất khó cơ giới hóa Khu vực thi công kín và chật chội nên phải áp dụng thêm biện pháp chiếu sáng và thông gió Phương án thi công tầng hầm nhà phố kỹ thuật Top Down Một số rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công nhà có tầng hầm Sụt lún, sạt lở đất làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm và kết cấu đất của khu vực Tác động đến các công trình lân cận Tầng hầm bị thấm vách tường Tầng hầm không kiên cố khiến sàn nhà bị nứt gãy Thông số thi công thực tế có sự thay đổi so với kế hoạch và bản vẽ thiết kế Có một số rủi ro khi xây nhà phố có tầng hầm bạn cần nắm rõ Lưu ý khi thi công nhà phố có tầng hầm Giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đặc điểm thiết kế kết cấu tầng hầm phụ thuộc vào kỹ thuật thi công. Do đó, phương án xây dựng tổng thể nên được lựa chọn từ giai đoạn thiết kế xây dựng. Công nghệ xây dựng ngày nay rất đa dạng, cần phân tích trong điều kiện hiện có và đưa ra phương án thiết kế và thi công phù hợp nhất. Từ quan điểm kinh tế, nếu thiết kế và kế hoạch xây dựng của dự án tầng hầm không phù hợp với đặc điểm của dự án, nó sẽ gây lãng phí. Để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình, cần phải có sự tư vấn độc lập từ các chuyên gia đầu ngành về địa kỹ thuật, kết cấu công trình và thi công. Việc này giúp đánh giá đúng thiết kế và các biện pháp thi công phần ngầm của công trình, từ đó giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính an toàn và ổn định cho các công trình lân cận. Về mặt kỹ thuật, nó là một cấu trúc phức tạp; thi công sâu, dễ xảy ra tai nạn và công trình lân cận. Vì vậy, công tác thiết kế, thi công và giám sát thi công phải đặc biệt chú trọng. Người giám sát và tổ chức thi công phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc và quy trình, cũng như theo chỉ thị của cấp trên để đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng của dự án. Bám sát tiến độ thi công và góp mặt 100% tại mọi điểm nóng trong quá trình thi công là rất cần thiết để hạn chế các sai sót chủ quan. Bất kỳ việc lơ là nào trong quá trình thi công cũng không được chấp nhận để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình và cho cộng đồng. Công ty Thiết Kế Nhà 365 – Đơn vị thi công nhà phố có tầng hầm uy tín, chuyên nghiệp Công ty Thiết Kế Nhà 365 đã có bề dày kinh nghiệm hơn 10 năm chuyên thiết kế, thi công nhà ở, văn phòng, nhà hàng, khách sạn… và đặc biệt là thi công nhà phố có tầng hầm . Chúng tôi luôn đề cao sự tỉ mỉ, cẩn thận trong suốt quá trình xây dựng công trình nhằm tận dụng triệt để diện tích sàn sử dụng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng cho ngôi nhà.
Công ty Thiết Kế Nhà 365 là đơn vị được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn trong nhiều năm qua nhờ những ưu điểm sau:
Công ty sở hữu đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, thợ và nhân viên với trình độ chuyên môn cao, đảm bảo mọi công đoạn xây biệt thự đều được thực hiện một cách chuẩn chỉnh. Luôn trang bị các lại thiết bị máy móc xây dựng tiên tiến gồm 5 máy trộn bê tông, 10 dàn khoan cọc nhồi, 5 máy đào đất các loại, 4 máy ép cọc… Đảm bảo thi công đúng tiến độ, nhận thiết kế thi công các mẫu nhà/biệt thự theo nhiều phong cách khác nhau như hiện đại, cổ điển, Bắc Âu, Indochine… Báo giá chi tiết, trọn gói không phát sinh thêm phí, thi công đúng 100% các hạng mục báo giá theo hợp đồng. Miễn phí tư vấn, khảo sát, báo giá và thiết kế nội thất 100%, miễn phí vận chuyển nội thất cho những khách hàng yêu cầu thiết kế thi công nội thất trọn gói. Mong rằng bài viết này đã gợi ý cho bạn những biện pháp thi công nhà phố có tầng hầm hiệu quả và khoa học nhất. Nếu có nhu cầu xây dựng nhà phố/ biệt thự hãy liên hệ hotline 0906840567 của Công ty Thiết Kế Nhà 365 để được tư vấn báo giá thiết kế nhà phố trọn gói rẻ nhất thị trường hiện nay.
>>>>> Xem thêm: Các mẫu thiết kế nhà đẹp , ấn tượng 2024